0
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Độc nhất vô nhị lễ hội Minh thề làng Hòa Liễu- Kiến Thụy- Hải Phòng

Hải Phòng không chỉ được tạo hóa ban tặng cảnh quan đẹp mà nơi đây có nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc và lễ hội Minh thề là một minh chứng cho sự độc đáo đó. Đến du lịch của miền đất đầy nắng gió- Hải Phòng vào dịp Tết đến xuân về mà không được tham gia và chứng kiến cảnh lễ hội diễn ra thì đây quả thực là một điều đáng tiếc. Bởi đây là một lễ hội không hề kém cạnh lễ hội chọi châu Đồ Sơn, nó mang được những nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng đồng thời đó còn chính là tính cách con người đất Cảng bộc trực thẳng thắn mà thượng võ này.

1, Thời gian tổ chức

Lễ hội Minh Thề được tổ chức hàng năm vào 14 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được diễn ra thật long trọng tại cụm di tích lịch sử đền, chùa Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng. Có thể nói đây là một lễ hội độc đáo với lời thề sống trung thực, không tham nhũng. Chính vì lễ hội mang được tiếng nói chống tham nhũng- một vấn đề đáng lưu tâm trong xã hội hiện nay cho nên nó càng khuấy động được nhiều người quan tâm cũng như có nhiều ý kiến là cho nhân rộng lễ hội này.

2, Nguồn gốc lễ hội

Chuyện xưa kể lại đó chính là vào thế kỷ 16, vợ của Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung là bà Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đứng lên vận động hoàng thân, quốc thích chung tay góp tiền tu sửa chùa cổ Hoà Liễu. Để có thể mua đất cúng Tam bảo được tới hơn 47 mẫu ruộng. Và tất cả những người được cấp ruộng phải chia lợi nhuận để lo hương đăng trong chùa, sửa chữa đường sá... Cũng chính vì vậy, bà Thái hoàng Thái hậu cùng với dân làng Hòa Liễu cũng như đã bàn cách giữ gìn của công bằng tín ngưỡng dân gian. Kể từ đó lễ hội Minh thề ra đời từ đó.

3, Mục đích của lễ hội

Rất dễ nhận thấy rằng trong khi các lễ hội khác phần lớn là để cầu danh cầu lộc may mắn hay sức khỏe. Còn đối với hội Minh Thề thì ta lại thấy được người dân đến đây để tự hứa, nói chính xác là phải thề để có thể ràng buộc mình với lời thề sống ngay thẳng, không tham nhũng những thứ không thuộc về riêng mình. Chính vì mục đích này mà lễ hội Minh Thề thực sự là một lễ hội mang được tính giáo dục cao, nó như nhắc nhở con người chúng ta như phải biết sống đúng theo đạo lý, cho đúng lương tâm. Vì là một lễ hội đặc sắc và cần được nhân rộng nen Lễ hội Minh Thề, từng được triều đình nhà Nguyễn sắc phong bốn chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào thế kỷ 19.

4, Một số hình ảnh cũng như quy trình của lễ hội

 

Đây là bức ảnh sau khi chủ lễ và các vị bồi lễ đọc to chúc văn công đức của Thánh vương. Xong sau đó là làm lễ dâng rượu, nước, mọi người tập trung trước miếu để chuẩn bị vào lễ thề.

  Theo truyền thống thì Lễ Minh Thề được bắt đầu bằng lễ rước vị Trưởng làng, ta cũng như đã thấy được các vị chức sắc phụ trách đại diện lĩnh vực kinh tế, văn hóa trong thôn. Các hoạt động nghênh lễ nhang, án, tiền để mang ra điện thánh cũng chính là trung tâm của đền thờ mang tên Thái hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản.

 

Buổi lễ diễn ra long trọng và tôn nghiêm khi có sự chứng kiến của các cụ cao niên và dân làng.

 

Chính tại buổi lễ thì chủ lễ cầm dao "chỉ trời, vạch đất" và trong lễ hội thành một vòng tròn thiêng làm đài thề, đó chính là nơi các chức sắc trong làng dường như sẽ đứng vào trong vòng tròn đó để uống rượu Kim Kê và đọc lời thề không tham nhũng cao đẹp.

 

Hịch văn Minh Thề được đọc to

Trong cuốn Hịch văn Minh Thề có đoạn ý nghĩa đó chính là “Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên, ai lấy của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công về làm của tư, cầu thần linh đả tử!…mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét…Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru diệt”. Đây dường như chính là một lời thề cao đẹp, mà mục đích của lễ hội đặt ra.

 

Rót rượu Kim Kê trong lễ Minh Thề

 

Dâng rượu đến các chức sắc và người cao tuổi trong làng.

Người dân uống rượu với lời thề ngay thẳng trung thực, ngay thẳng, không lấy của công làm của tư.

Có thể nhận thấy được trải qua biết bao thời gian năm tháng như cùng với nhưng biến động của lịch sử thì lễ hội Minh Thề đã được khôi phục và tất cả những giá trụ, những đạo lý cao đẹp của lễ hội vẫn vẹn nguyên cho đến bây giờ.