Những điều cần biết về Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang
Châu Đốc An Giang - Vùng đất lành được mẹ xứ sở chở che
Tín ngưỡng thờ mẫu đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ ngàn xưa . Thờ mẫu là một phần thiết yếu trong đời sống tâm linh của nền văn minh lúa nước .Cũng bởi vì hình ảnh người mẹ cho chúng ta cảm giác an nhiên và gần gũi, là biểu tượng của sự sinh sôi và phát triển giống nòi. Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang cũng là một di chỉ cho chế độ mẫu hệ xa xưa còn sót lại.
Tương truyền những năm 1820-1825 quân Xiêm sang nước ta quấy nhiễu . Có lần quân giặc đuổi theo đến đỉnh núi thì gặp tượng bà , muốn khiêng về nước nhưng tượng bỗng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được .Thời gian sau bà thường hiện về báo mộng cho người trong vùng xưng là Bà Chúa Xứ ,dạy dân làng khiêng tượng xuống núi lập miếu thờ cúng bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân chúng được hưởng thái bình. Nhưng khi trai tráng trong làng lên núi khiêng tượng về mặc nhiên tượng không lay động. Ngay lúc ấy một cô gái trong làng bỗng lên đồng cho biết "Bà chỉ cần chín cô gái đồng trinh lên khiêng". Dân làng làm theo lời dạy ấy thì lạ thay tượng được nhấc lên nhẹ nhàng . Nhưng khi khiêng tượng Bà Chúa Xứ đến chân núi Sam thì không khiêng được nữa. vì tượng bà bỗng nặng như lúc đầu .Mọi người hiểu ý bà đã chọn được nơi để an vị nên đã lập Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Và cứ vào hằng năm từ 23 đến 27 âm lịch được chọn để tổ chức lễ hội "Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam". Hằng nghìn lượt người từ Bắc chí Nam đều đổ về đây trước tiên là thắp hương và dâng lễ vật cầu mong được bà chở che, phù hộ, tiếp đó là tham gia các trò vui như : hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân,…Vô cùng nhộn nhịp. Mở đầu là lễ "Tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24-4 âm lịch , được thực hiện bởi chín cô gái trẻ. Nước tắm Bà còn lại sẽ đem hòa trong hai thùng nước lớn để phân phát cho du khách trẩy hội. Tiếp theo là lễ Thỉnh Sắc: Cử hành vào khoảng 16 giờ chiều ngày 25 do các bô lão chủ trì thỉnh bài vị của Thoại Ngọc Hầu (người có công mở cõi vùng đất này) và vợ ông là bà Châu Thị Tế và vợ thứ Trương Thị Miệt đem vềmiếu thờ ở Chánh điện. Lễ Túc Yết : được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng sáng 26-4 âm lịch gồm 2 phần : nghi thức cúng tế và phần xây chầu cùng nhiều lễ vật được dâng cúng gồm có: một con heo trắng , một dĩa huyết heo có kèm nhúm lông nhỏ. Một mâm trái cây, trầu cau, gạo,muối Lễ Chánh Tế: được tổ chức vào tờ mờ sáng ngày 27 và gần giống nghi thức cúng Túc Yết. Lễ Hồi Sắc cử hành vào khoảng 15 giờ ngày 27-4 ,đoàn hành lễ sẽ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng.
Những lễ hội cùng các nghi thức tôn nghiêm mà những người con Châu Đốc – An Giang đã gìn giữ từ bao đời qua dường như không có gì thay đổi so với thời ông cha đến đây khai hoang mở cõi . Du khách phương xa đến đây mùa lễ hội không những được hòa mình vào đời sống văn hóa của cộng đồng địa phương mà còn gửi trao cho bà những lời cầu nguyện gia đạo bình an , về cuộc sống ấm no, sung túc. Từ đó có thêm niềm tin trong cuộc sống và khi đã có niềm tin thì tinh thần mới an lạc ,có an lạc thì làm mọi chuyện mới dẫn đến thành công. Cũng chính vì vậy không phải ngạc nhiên khi mỗi năm miếu Bà đón nhận hơn 2 triệu lượt khách hành hương đổ về đây cúng bái. Tạo nên một không khí nhộn nhịp tấp nập cho thành phố. Nếu yêu du lịch kết hợp tìm hiểu tâm linh song song đó muốn tâm hồn thư thái thì Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc An Giang là một địa điểm hành hương mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến du lịch An Giang.