Đình Quan Lạn ở Quảng Ninh – Ngôi đình cổ nơi làng biển
Dừng chân ở đất Mỏ - Quảng Ninh để kiếm tìm một địa điểm văn hóa tâm linh vẫn gìn giữ được một lối kiến trúc độc nhất thì thật khó bỏ qua Đình Quan Lạn. Được đánh giá là một trong hai ngôi đền còn sót lại , cổ nhất tỉnh Quảng Ninh ngày nay thì Đình Quan Lạn luôn là một điểm đển lý thú trong tổng thể du lịch văn hóa của tỉnh. Innotour hôm nay sẽ giới thiệu thêm cho du khách về những nét độc đáo của ngôi đình cổ nơi làng biển Quảng Ninh này nhé!
Vị trí và lịch sử xây dựng đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn hiện nay được tọa lạc trên bến Đình – bến thuyền trung tâm xã đảo Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và nằm cách Cẩm Phả 35km. Được đánh giá là ngôi đình cổ trên một hòn đảo nằm rất xa đất liền – Đình Quan Lạn là một ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng Vua Lê Anh Tông - người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn vào năm 1149. Dễ dàng nhận thấy được ở trong ngôi đình còn thờ Dương Không Lộ và “Tứ vị thánh nương”, chính là những vị thần được cư dân trên đảo vẫn còn truyền tụng thường chở che cho ngư dân. Theo lời kể của các vị bô lão trong làng thì hiện tại đình còn giữ 18 đạo sắc phong của các thời vua Nguyễn như Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Bảo Đại ghi rõ công đức của các bậc tiên liệt.
Đình Quan Lạn xây dựng lần đầu tiên vào Thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) và nằm trên bến Cái Làng – Vân Đồn. Sau đó đình lại được di chuyển về thôn Nam. Tuy nhiên, ở vị trí này thì lại không thuận theo phong thủy cho nên vào thời Nguyễn vào năm Thành Thái thứ 12 ngôi đình một lần nữa được di chuyển về xây dựng lại tại thôn Đoài như hiện nay và được đặt tên là đình Quan Lạn 2.
Khi được đặt ở vị trí tọa lạc mới này thì ngôi đình lúc này được xem là đắc địa. Vị trí có thế đất đẹp “Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc” được đánh giá là một vị thế không mấy khi gặp trong xây dựng các công trình tín ngưỡng từ trước tới nay. Cũng kể từ lần di chuyển cuối này mà người dân trong làng làm ăn “thuận buồm xuối gió” sống thật mạnh khỏe và hòa thuận. Không những nghiên về giá trị tâm linh mà ngôi đình này dường như lại được gắn bó chặt chẽ với đời sống, lịch của ngư dân trên đảo. Đình còn là một minh chứng sống cho sự đổi thay của người dân đảo Quan Lạn đến nay.
Đặc điểm kiến trúc, điêu khắc độc đáo của đình Quan Lạn
Khi du khách nhìn vào tổng thể kiến trúc đình Quan Lạn, thật dễ dàng có thể nhận ra một “quá trình tiến triển và kết đọng giá trị” theo thời gian của kiến trúc đình làng của người dân Việt Nam nói chung. Cũng thật giống như một số đình làng nổi tiếng thuộc thế kỷ XVI - XVII như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Hà Tây cũ), đình Cổ Mễ (Bắc Ninh)... thì cho đến nay đình Quan Lạn – Quảng Ninh vẫn giữ nguyên mặt bằng của thời khai dựng hình chữ nhật theo dạng tự chữ “Nhất”3. Điều này có ý nghĩa là giữa một không gian thoáng đãng chỉ có duy nhất một tòa đại đình bề thế, thật là hoành tráng với bờ mái cong đầu đao “hiên ngang cùng tuế nguyệt”. Không chỉ dừng lại ở đó thì dấu ấn của lần di chuyển thứ ba dưới Thời Nguyễn (thế kỷ XIX) được thể hiện ở đây chính là phần hậu cung xây nối thêm phía sau dạng ống muống, tạo nên kiến trúc kiểu chữ “Đinh”. Đặc biệt hơn đó là trong ba gian hậu cung này không có hệ thống cột kèo gỗ như kết cấu truyền thống nên thật khiến cho con người dễ dàng tạo ra cảm giác chắp nối nhưng khi tháo bỏ đi vẫn không ảnh hưởng gì đến đại đình cả.
Về mặt tiền đình, hệ thống trấn song thông thoáng được lắp mộng kết nối với phần ngưỡng và hàng cột hiên. Với thiết kế theo cấu trúc này không chỉ tạo ra không gian ánh sáng chan hòa như “ăm ắp” ngay cả lúc hệ thống cửa được đóng lại mà còn là lối thông gió hiệu quả. Khác với nhiều ngôi đình khác thì đình Quan Lạn lại tọa lạc trước biển như đình là giải pháp kỹ thuật giúp cho Đình trụ vững trước phong ba bão táp. Bên trong đại đình còn dấu vết của hệ thống sàn gỗ chống ẩm thấp được cho là làm bổ sung, thêm vào khoảng thế kỷ XVIII. Nhưng do quá trình di chuyển và tác động của ngoại cảnh nay sàn gỗ không còn nữa. Rất dễ thấy ngay dưới chân các hàng cột vẫn còn hệ thống mộng rất rõ. Đáng chú ý hơn có lẽ chính là phần mái đình lợp bằng ngói liệt đã rêu phong cổ kính. Đứng từ xa nhìn thấy được ngôi đình với bộ mái đồ sộ, xòe rộng bốn phía làm giảm chiều cao của công trình nhưng lại không tạo cảm giác nặng nề mà rất duyên dáng, mềm mại.
Thế rồi lại có cả những lớp ngói đều đặn chạy theo đường cong tuyệt mỹ của bốn đầu đao đình. Các đường bờ nóc và bờ dải cũng như đã được khéo léo đắp cao thành đường gân vừa có tác dụng giữ cho ngói khỏi bị xô lệch và không bị tốc khi gió bão vừa là chi tiết trang trí hóa giải những góc cạnh của mái đình. Quả thực, mái đình Quan Lạn thạt dễ khiến cho người ta liên tưởng ở giữa biển trời xa xôi thì có một con thuyền bồng bềnh, nhẹ nhàng êm trôi trên sóng nước đẹp nhẹ nhàng. Và để có thể chống đỡ cho phần mái, hệ thống cột gỗ được dựng lên trên nền đất trống kê bằng đá tảng, đầu cột được giằng với nhau bằng những quá giang, những kẻ và xà ngang, xà dọc vững vàng, chắc chắn. Được đánh giá là lối kết cấu tài tình bởi từ những khối gỗ riêng lẻ, người thợ dường như cũng chỉ cần mộng mẹo như mộng chéo, mộng đuôi cá, mộng kép đã hãm chúng lại thành một khối thống nhất vừa khít, không sai một ly. Nếu như mà muốn di chuyển công trình này đến một địa điểm khác thì chỉ cần tháo dời các chi tiết rồi lắp lại như ban đầu. Có lẽ chính sự độc đáo này mà đình Quan Lạn đã ba lần di chuyển song kiểu dáng và những chi tiết kiến trúc vẫn là một bản sao hoàn hảo của ngày khởi dựng.
Ngôi đình Quan Lạn là ngôi đình duy nhất của Việt Nam sử dụng loại gỗ quý hiếm chỉ mọc trên các núi đá, hiểm trở ngoài biển khơi. Với những cột gỗ quý hiếm này thì quả thực đình Quan Lạn không chỉ xứng đáng được xếp vào nhóm các công trình gỗ truyền thống quy mô và đồ sộ của Việt Nam còn là một “báu vật quốc gia”. Không thể không nhắc đến về mặt điêu khắc thì đình Quan Lạn được xem là một công trình nghệ thuật công phu và sinh động dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Thật khó có thể tin được với những khối gỗ lớn, nhỏ chồng xếp lên nhau một cách trật tự hoàn hảo nhất. Thế rồi có cả những đường chạm ngọt như vẽ, khi thì chạm lộng, khi thì chạm nổi tài tình,…tất cả dường như cũng đã biến thành những con rồng kiêu hãnh uyển chuyển, hay đó có thể là những bông hoa, những áng mây đang lay động, di chuyển trước gió hay những gợn sóng đang dạt dào vỗ yên bờ bãi quê hương...
Thời gian tổ chức Lễ hội đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn nơi làng biển đường như không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc mà còn là nơi diễn ra hoạt động văn hóa tinh thần đặc sắc với lễ hội đua thuyền từ ngày 10 đến 20 tháng 6 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội đình Quan Lạn mở ra để kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 của quân dân Nhà Trần và chiến thắng của vị tướng Trần Khánh Dư đánh tan đội thuyền lương Nhà Nguyên. Đồng thời cũng chính là ngày hội cầu mùa trời yên biển lặng, lưới nặng cá đầy của ngư dân vùng biển đảo Quảng Ninh.. Đình Quan Lạn thực sự không chỉ là trung tâm văn hóa làng xã mà còn là cột mốc văn hóa trường tồn. Ngôi đình cổ như đã đóng góp một phần khẳng định chủ quyền biển đảo muôn đời của dân tộc Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là điểm đến văn hóa thú vị cho khách thập phương.